Các trường hợp phổ biến khi chi phí lao động không được trừ

Trong quá trình tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp tại Dịch vụ Kế toán Hà Nội, chúng tôi thường gặp những tình huống mà chi phí lao động không đủ điều kiện khấu trừ do không đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế. Để giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro này, dưới đây là các trường hợp phổ biến mà chi phí lao động không được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế:

1. Chi phí lương và thưởng chưa chi trả hết trước thời hạn quyết toán thuế

  •  Doanh nghiệp không được khấu trừ các khoản lương, thưởng nếu chưa chi trả cho người lao động trước thời hạn quyết toán thuế TNDN, trừ trường hợp doanh nghiệp lập dự phòng không vượt quá 17% quỹ lương thực hiện.
  • Tiền lương của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH một thành viên, hoặc các thành viên sáng lập không trực tiếp điều hành cũng sẽ không được tính vào chi phí được trừ.

2. Thưởng không được quy định rõ ràng trong các hồ sơ

  • Các khoản thưởng không có quy định cụ thể về điều kiện hưởng và mức thưởng trong ít nhất một trong các tài liệu sau: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính, hoặc Quy chế thưởng sẽ không được tính vào chi phí được trừ.
  • Với sự hỗ trợ từ Dịch vụ Kế toán Ngọc Nguyễn, doanh nghiệp sẽ được tư vấn và chuẩn bị các hồ sơ một cách đầy đủ và rõ ràng.

3. Bảo hiểm nhân thọ và quỹ hưu trí tự nguyện

  • Chi phí vượt quá 3 triệu đồng/người/tháng hoặc không có quy định trong các hồ sơ bắt buộc sẽ không được trừ.
  • Đối với các chương trình bảo hiểm tự nguyện, nếu doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm bắt buộc, các khoản chi này sẽ không được chấp nhận.

4. Chi phí hỗ trợ nhà ở, tiền học cho con người lao động

  • Doanh nghiệp không được khấu trừ nếu các khoản chi phí này không được quy định trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế tài chính.
  • Hóa đơn mang tên cá nhân thay vì tên doanh nghiệp cũng sẽ không được tính vào chi phí hợp lý.

5. Phụ cấp trang phục vượt mức quy định

  • Các khoản phụ cấp trang phục bằng tiền mặt vượt mức 5 triệu đồng/người/năm sẽ không được khấu trừ.

6. Công tác phí vượt mức hoặc không đầy đủ chứng từ hợp lệ

  •  Các khoản công tác phí chi vượt mức hoặc không đầy đủ chứng từ hợp lệ cũng không được tính vào chi phí hợp lý.
  •  Chi phí công tác từ 20 triệu đồng trở lên thanh toán qua thẻ cá nhân mà không có đủ chứng từ hợp lệ cũng bị loại trừ (theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC).

7. Chi phí bảo hiểm bắt buộc vượt mức quy định

  • Nếu doanh nghiệp chi vượt mức quy định của Nhà nước cho bảo hiểm bắt buộc, phần vượt mức này sẽ không được tính vào chi phí được trừ.

8. Trợ cấp thôi việc không đúng đối tượng và giá trị theo quy định

  •  Trợ cấp thôi việc, mất việc làm phải chi trả đúng đối tượng và đúng mức quy định mới đủ điều kiện khấu trừ.

9. Chi phí phúc lợi vượt quá mức quy định

  • Các khoản phúc lợi cho người lao động, như chi phí đám hiếu hỷ, hỗ trợ học tập, hay hỗ trợ khó khăn cho gia đình lao động vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế sẽ không được trừ.

Vậy, cách xác định 01 tháng lương bình quân thực tế như thế nào? Hãy tiếp tục theo dõi Dịch vụ Kế toán Hà Nội để cập nhật các thông tin hữu ích trong bài viết tiếp theo!

Chia sẻ

Facebook
Twitter
LinkedIn